Trường PTDTBT THCS Pu Nhi - Huyện Điện Biên Đông - Tỉnh Điện Biên

https://ptdtbtthcspunhi.pgddienbiendong.edu.vn


Công tác chủ nhiệm lớp với việc tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới

Mô hình Trường học mới VNEN không những đổi mới về tổ chức lớp học, về trang trí lớp mà quá trình dạy học cũng được đổi mới từ dạy - học cả lớp sang dạy - học theo nhóm, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Công tác chủ nhiệm lớp với việc tổ chức dạy học theo mô hình trường học mới
Mô hình Trường học mới VNEN không những đổi mới về tổ chức lớp học, về trang trí lớp mà quá trình dạy học cũng được đổi mới từ dạy - học cả lớp sang dạy - học theo nhóm, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Mô hình này lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động dạy học, giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức và tạo mọi điều kiện tốt nhất để mọi học sinh được tham gia vào quá trình học tập giáo viên tổ chức hoạt động học tập giúp học sinh vừa tự lực nắm các tri thức, kĩ năng mới, đồng thời được rèn luyện về phương pháp tự học, được tập dượt phương pháp nghiên cứu. Giáo viên quan tâm vận dụng vốn hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân và của tập thể học sinh để xây dựng bài học. Phương pháp học theo nhóm luôn hiện hữu, cố định, xuyên suốt cả quá trình tham gia học tập của học sinh. Học theo phương pháp này các em được học tập thoải mái, được trải nghiệm, được vui chơi trong giờ học giúp các em rất tự tin, nên các em rất thích đến lớp đến trường và hứng thú trong học tập. Phương pháp dạy học theo mô hình trường học mới giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập và rèn luyện một số kĩ năng cơ bản như kĩ năng hợp tác, kĩ năng học nhóm, kĩ năng giao tiếp. Góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Xây dựng lớp học thân thiện.
     Tích cực công tác trang trí lớp học Việc trang trí lớp học thân thiện là một sự sáng tạo phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh nó tạo cho các em nhận thức về cái đẹp và có ý thức gìn giữ trường lớp của mình sạch đẹp, góp thêm cho lớp học một luồng không khí thân thiện, thoải mái, sinh động, hăng say trong giờ học, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Vì vậy, tôi đã cùng với học sinh để tổ chức trang trí lớp học. Tôi đã hướng dẫn học sinh dùng các tờ giấy bìa để gấp các phong bì thư, các ngôi nhà nhỏ xinh xắn sau đó cùng trang trí lên tờ giấy A0 để làm:
      Hộp thư vui kết tình bè bạn, Hòm thư điều em muốn nói, Hòm cam kết, Góc cộng đồng, Thư viện lớp học em do giáo viên phụ trách lớp hướng dẫn, giúp các em tự tin hơn, diễn đạt tốt hơn. Đây là một trong những kĩ năng sống rất cần thiết cho học sinh sau này.
Mô hình được tôi chọn để sắp xếp cho lớp học của mình.Vì nó rất thuận tiện cho việc hoạt động nhóm cho học sinh và tận dụng được không gian phòng học để có chỗ tổ chức các trò chơi đồng thời làm cho lớp học thoáng hơn, thích hợp với lớp được trang bị bàn 2 chỗ.
 Thành lập ban hội đồng tự quản làm việc có hiệu quả.
         Xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh, tìm hiểu kĩ về từng học sinh của lớp mình. Coi trọng công tác tổ chức lớp ngay từ đầu năm học. Xây dựng được Hội đồng tự quản học sinh nhiệt tình có năng lực chỉ đạo lớp. Đây là mô hình không những đổi mới về tổ chức lớp học, về trang trí lớp mà quá trình dạy học cũng được đổi mới từ dạy - học cả lớp sang dạy - học theo nhóm. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Lấy học sinh làm trung tâm trong các hoạt động dạy học giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức và tạo mọi điều kiện tốt nhất để mọi học sinh được tham gia vào quá trình học tập. Ngoài ra mô hình trường Tiểu học kiểu mới giúp học sinh rèn phương pháp tự học, tự giác, tự quản, tự trọng, tự tin, tự đánh giá, tự hợp tác, tự rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. Hội đồng tự quản học sinh là một biện pháp giáo dục nhằm thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và xã hội của học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ với những người xung quanh. Cách lập hội đồng tự quản của học sinh theo sơ đồ sau: Sự thay đổi của tổ chức lớp học theo mô hình VNEN với Hội đồng tự quản học sinh đã thay đổi căn bản vai trò, nhiệm vụ của học sinh trong tổ chức của mình; thể hiện được tính tự chủ, tự giác, phát huy sáng tạo và tôn trọng ý kiến của các em nhiều hơn. Nhóm là một bộ phận gắn kết cơ bản xuyên suốt cả quá trình dạy và học nó tạo điều kiện để rèn luyện các kĩ năng và hợp tác của nhóm.
Phát huy vai trò của một nhóm trưởng:
        Học theo mô hình VNEN, bàn ghế sẽ được sắp xếp cho học sinh ngồi đối diện nhau. HS tự thảo luận, tự tìm vướng mắc và tự đưa ra phương án giải quyết. Ưu điểm của phương pháp học nhóm được phát huy rất rõ nét trong học theo mô hình VNEN, tất cả học sinh trong nhóm đều được luân phiên nhau làm nhóm trưởng, hướng dẫn các bạn trong nhóm để điều hành các hoạt động do giáo viên yêu cầu và không có một bất cứ học sinh nào ngoài cuộc, không một học sinh nào ngồi chơi. Tuy nhiên để tiết học dạy theo mô hình VNEN thành công hay không thì phụ thuộc rất nhiều vào các nhóm trưởng. Và công việc chính của nhóm trưởng đó là: thay giáo viên điều hành các bạn hoạt động nhóm. Xác định được mục tiêu của hoạt động nhóm. Phân công nhiệm vụ cho công bằng giữa các thành viên trong nhóm. Một điều quan trọng nữa đó là nhóm trưởng phải biết tự mình làm thế nào để huy động được sự tham gia của mọi thành viên vào giải quyết nhiệm vụ nhóm và phải tạo ra những tương tác đa chiều giữa các thành viên trong nhóm. Hướng dẫn các bạn biết cách tìm kiếm hỗ trợ và giải quyết được một số khó khăn gặp phải. Biết quản lí và sử dụng thời gian hiệu quả, biết sử dụng và bảo quản tài liệu học tập. Biết tổ chức và quản lí công việc. Biết giơ thẻ khi đã hoàn thành công việc và biết giơ thẻ cứu trợ khi không tự giải quyết được công việc.
Xây dựng vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong nhóm.
Nhóm trưởng: Cũng là một thành viên của nhóm giữ nhiệm vụ tổ chức, điều hành nhóm làm việc đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao.
Thư kí: Cũng là một thành viên của nhóm giữ nhiệm vụ ghi chép, tổng hợp ý kiến, đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao của nhóm.
 Báo cáo viên: Cũng là một thành viên của nhóm giữ nhiệm vụ báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình và giải trình ý kiến thắc mắc trước lớp và GV đồng thời cùng các thành viên trong nhóm trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao qua từng hoạt động.
      Các thành viên: Trao đổi, đóng góp ý kiến về nhiệm vụ được giao.
      Nguyên tắc làm việc trong nhóm: Tôn trọng sự tổ chức của nhóm trưởng, ghi chép trung thực ý kiến chung, báo cáo đầy đủ toàn bộ nội dung đã ghi chép, người nói phải có người nghe, tôn trọng ý kiến cá nhân, thiểu số phải tuân thủ theo đa số. Có nhận xét rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động
Xác định được vai trò của giáo viên trong hoạt động nhóm.
       Trong thời gian học sinh làm việc, giáo viên cần phải đến hoặc đi xung quanh các nhóm để quan sát các hoạt động của nhóm, nếu có vấn đề gì thì kịp thời định hướng.- Nên thực hành với một số nhóm học sinh cụ thể.
        Đặt câu hỏi gợi mở và trợ giúp cho nhóm.
        Khen ngợi và động viên HS nói về kết quả làm việc.Vì trong quá trình giao việc cho các nhóm, nếu thấy các nhóm làm việc chăm chú và trao đổi sôi nổi thì GV mới có thể yên tâm. Một khi thấy các nhóm làm việc trầm lắng, hay nhốn nháo … Gv cần nghĩ ngay tới các lí do, như phiếu học tập chưa phù hợp với trình độ hay chưa thực hiện đúng vai trò, HS chưa hiểu cần phát lệnh cứu trợ… ngay lúc đó GV phải có mặt kịp thời và giải quyết vấn đề mà nhóm hoặc một vài cá nhân trongnhóm gặp phải.
Đổi mới phương pháp dạy của giáo viên
     Phương pháp dạy học theo mô hình VNEN là phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm vừa là giá đỡ, vừa là trụ cột chi phối các hoạt động sư phạm trong nhà trường VNEN. Tổ chức dạy học người ta thường khuyến khích sử dụng quy trình thông qua các hoạt động trải nghiệm, khám phá, phát hiện của học sinh, quy trình gồm 5 bước chủ yếu sau: Gợi động cơ, tạo hứng thú - Trải nghiệm - Phân tích, khám phá, rút ra bài học - Thực hành vận dụng. Để làm tốt 5 bước này, đòi hỏi bản thân người giáo viên phải tự thiết kế, đạo diễn các hoạt động học tập để giúp học sinh tự phát hiện kiến thức, phân tích kiến thức và sử dụng kiến thức. Chẳng hạn: Bước1: Tạo hứng thú cho học sinh muốn không khí lớp học vui tươi, kích thích sự tò mò, khơi dậy hứng thú của học sinh về chủ đề sẽ học. Giáo viên phải nghiên cứu thật kỹ tài liệu để lựa chọn hình thức sao cho phù hợp, có thể là: đặt câu hỏi, câu đố vui, kể chuyện, một tình huống, tổ chức trò chơi hoặc sử dụng các hình thức khác… Ví dụ : Bài 5: Ôn tập các bảng nhân và bảng chia ( tài liệu Toán lớp 3 trang 15) Trước khi vào tiết học, GV tổ chức HS chơi trò chơi “Kết bạn”. Các em sẽ biết nếu “kết 4” mà lớp mình có 24 bạn thì sẽ thành lập được 6 nhóm, nếu “kết 5” thì lớp mình sẽ thành lập được 4 nhóm còn dư 4 bạn ( bạn bị dư sẽ bị phạt). Thông qua trò chơi, HS sẽ cảm thấy trò chơi mà mình vừa được tham gia rất gần gũi với bản thân, không chỉ thế trò chơi còn kích thích tính tò mò, khơi dậy hứng thú trong học tập giúp các em muốn tiếp tục được trải nghiệm kiến thức mới.
       Tăng cường việc sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học, các kỹ thuật dạy học để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, gắn nội dung dạy học với các tình huống thực tiễn cũng như để giải quyết các chủ đề phức hợp của thực tiễn.
Các phương pháp dạy học tích cực : Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề ; Phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ; Phương pháp trò chơi; Phương pháp đóng vai
Các kỹ thuật dạy học tích cực: Kĩ thuật hỏi và trả lời; Kĩ thuật khăn trải bàn ; Kĩ thuật mảnh ghép; Kỹ thuật KWL ; Kỹ thuật trình bày một phút
    Trao đổi với đồng nghiệp, chuyên môn để tuỳ theo theo từng môn, từng bài, từng lớp tuỳ theo từng hoạt động để vận dụng phương pháp dạy học nào, kỹ thuật dạy học nào cho hiệu quả.
Xây dựng ý thức tự giác tích cực chủ động trong hoạt động.  
          Nhiệm vụ của nhà giáo là cho các em nắm chắc được bổn phận của người học sinh, xây dựng cho các em tham gia các hoạt động và có ý thức làm việc tốt ngay từ ban đầu, có thói quen tự giác, tích cực chủ động trong học tập, giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập, từ đó học sinh học tập một cách thoải mái về tâm lý, không bị gò ép.
          Bản thân nhà giáo đã tạo cho học sinh bầu không khí thoải mái thì cũng phải thông cảm gần gũi với các em học sinh, công bằng trong quá trình đánh giá nhận xét, trong học tập, trong lao động cũng như vui chơi giải trí . Nắm chắc năng lực học tập, sở trường, hoàn cảnh gia đình của từng em học sinh, sắp xếp chỗ ngồi, bình bầu chủ tịch hội đồng tự quản, nhóm trưởng, chỉ huy đội phù hợp, xác định nhiệm vụ cần thiết là xây dựng cho các em lòng tin tuyệt đối vào tập thể, ngoài ra nhà giáo còn nêu ra mục tiêu, chỉ tiêu để học sinh phấn đấu dựa vào đó để bầu ban cán sự lớp, phân công tổ, nhóm tạo điều kiện để các em phối hợp với nhau trong học tập công tác, giúp đỡ nhau cùng tiến.
Phối hợp với các đoàn thể , phụ huynh để giáo dục học sinh.
Thường xuyên nắm bắt thông tin và các kế hoạch hoạt động của các đoàn thể trong nhà trường, để tạo cho các em có cơ hội thực hiện các hoạt động như: Tham gia văn hoá, văn nghệ, thi năng khiếu, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt đội.... Tạo điều kiện cho các em có cơ hội giao tiếp với thế giới xung quanh, giúp các em mạnh dạn tự tin hơn trong sinh hoạt.
Tổ chức họp phu huynh đầu năm, cuối học kì I để tuyên truyền về mô hình trường mới VNEN, tuyên truyền cách đánh giá theo thông tư 30. Giúp cha mẹ học sinh tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập, rèn luyện, quá trình hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của con em mình; tích cực hợp tác với nhà trường trong các hoạt động giáo dục học sinh.Giáo dục học sinh không chỉ bó hẹp trong một phạm vi mà cần có được sự sắp xếp theo trình tự từ thấp đến cao, từ cá nhân đến tập thể ...... Tâm lý của học sinh trong giai đoạn này đang ở mức nhạy cảm hiếu động, đặc thù của lứa tuổi này là muốn được làm người lớn , chính vì vậy các em luôn lấy người lớn để soi cho chính mình, vậy nên các tổ chức cần tạo cho các em một sân chơi bổ ích, học tập hoạt động có hứng thú, phù hợp với từng lứa tuổi. Cần tôn trọng các ý kiến của học sinh kể cả khi các em sai vì ngay lúc đó các em cần có sự che chở, vỗ về an ủi, cần được phân tích, giảng giải từ phía người lớn nhất là Bố, Mẹ, Thầy, Cô giáo. Chính vì vậy cần có sự kết hợp hài hoà giữa cô giáo và học sinh để các em tiến bộ bước tiếp trong học tập tự tin và tiến bộ hướng tới tương lai tươi sáng. Đây chính là điều mà mỗi giáo viên trường tiểu hoc Chi Lăng chúng tôi hướng tới với mô hình trường học mới VNEN.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây