Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường PTDTBTTHCS Pu Nhi

TUYÊN TRUYỀN VỀ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP LÚC GIAO MÙA VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG

Thứ năm - 04/11/2021 14:23
Ảnh 2   Cô Quàng Thị Thương   nhân viên Y tế nhà trường truyên truyền
Ảnh 2 Cô Quàng Thị Thương nhân viên Y tế nhà trường truyên truyền
TUYÊN TRUYỀN VỀ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP LÚC GIAO MÙA VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG
           Trong thời gian qua Trường PTDTBT THCS Pu Nhi đã tổ chức truyền thông nhằm tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống dịch bệnh bằng những hình thức như: Hội thi, qua các tiết chào cờ để tuyên truyền trong toàn thể giáo viên và học sinh về ATGT, về chống bạo lực học đường, phòng chống dịch bệnh, tổ chức các hoạt động ngoại khoá, giáo viên chủ nhiệm lồng ghép trong các tiết sinh hoạt ...
           Giáo viên lên lớp có thể kết hợp trong các tiết dạy giáo dục học sinh cải tạo môi trường học tập và sinh hoạt an toàn, phòng chống dịch bệnh. Đặc biệt là dịch bệnh Covid – 19 hiện nay đang diễn biến hết sức phức tạp.
Ảnh 1 Học sinh trong nhà trường tham gia buổi truyền thông
Trong buổi truyền thông nhà trường cũng đã lồng ghép tuyên truyền về một số bệnh thường gặp lúc giao mùa và cách phòng tránh; tập trung ưu tiên một số bệnh thường gặp như:
Ảnh 2 Cô Quàng Thị Thương nhân viên Y tế nhà trường truyên truyền
5 Học sinh phát biểu nêu cách phòng chống ột số bệnh thường gặp lúc giao mùaz2896834252468 8a8112e53041e8604081e25569676fde
4 Học sinh kể một số bệnh thường gặp lúc giao mùa
3 Học sinh kể một số bệnh thường gặp lúc giao mùa
Một số hoạt động của buổi tuyên truyền
            Bệnh về đường hô hấp: Niêm mạc đường hô hấp rất nhạy cảm với thời tiết lạnh. Khi hít thở không khí lạnh, niêm mạc hô hấp phản ứng lại bằng sự xung huyết, phù nề và tăng tiết dịch. Phản ứng còn xảy ra khi bị nhiễm lạnh ở những vùng ngoài bộ máy hô hấp như cổ, ngực, vùng lưng, bàn chân, đặc biệt là gan bàn chân. Sự phù nề và xung huyết đường hô hấp kéo dài sẽ là môi trường thuận lợi cho các loại vi sinh gây bệnh phát triển, tạo nên đợt bùng phát các bệnh mạn tính của đường hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh hen phế quản, bệnh viêm phế quản... nguy cơ quan trọng hơn là các bệnh cấp tính như: cúm, sởi, ho gà, quai bị, thủy đậu... phát triển.
           Các bệnh này lây lan theo đường hô hấp qua các hạt nước bọt của người bệnh bắn ra khi nói chuyện hay ho khạc, làm người lành hít phải.
           Bệnh đường tiêu hóa: Mùa xuân chuyển sang hè cũng là thời kỳ thích hợp cho ruồi nhặng phát triển. Ruồi nhặng hay đậu vào những nơi ô nhiễm như phân, rác, xác súc vật chết, rồi đậu vào bát đĩa, thức ăn, đồ uống của người. Chân ruồi có nhiều lông, là chỗ chứa các vi khuẩn, virut gây bệnh, chúng reo rắc các mầm bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, viêm ruột, bệnh có thể lây lan thành dịch. Bệnh nhân có những biểu hiện đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân nhiều nước, nôn oẹ. Có trường hợp bị mất nước và chất điện giải, không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
          covid- 19
          COVID-19 là một loại virus (cụ thể hơn là virus Corona) được xác định là nguyên nhân gây ra dịch bệnh suy hô hấp được phát hiện ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Ngay từ những ngày đầu, nhiều bệnh nhân trong vụ dịch ở Vũ Hán, Trung Quốc được cho là có mối liên hệ với một chợ buôn bán hải sản và động vật lớn tại địa phương, điều đó cho thấy có sự lây lan từ động vật sang người. Sau đó, ngày càng nhiều bệnh nhân được báo cáo là không tiếp xúc với chợ hải sản, chứng minh thêm cho việc có sự lây lan từ người sang người. Tại thời điểm này, mức độ lây nhiễm dễ dàng và bền vững từ người sang người của chủng virus này vẫn chưa được xác định.
          Triệu chứng
          Đối với các trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19,  các báo cáo cho thấy các triệu chứng bệnh khá đa dạng từ nhẹ hoặc không có triệu chứng biểu hiện rõ nét nào, cho đến những trường hợp bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Các triệu chứng có thể bao gồm:
  • Sốt
  • Ho
  • Khó thở
  • Mệt mỏi
  • Mất khứu giác
Trong một vài trường hợp, virus Corona không có triệu chứng sốt, cảm lạnh thông thường, nhưng vẫn tồn tại trong cơ thể.
          Virus lây lan như thế nào
          Nhiều điều vẫn chưa sáng tỏ về cách thức lây lan của chủng virus mới COVID-19. Những thông tin, kiến thức hiện nay phần lớn dựa vào các thông tin đã biết của các chủng virus Corona tương tự. Virus Corona là một họ virus lớn, phổ biến ở nhiều loài động vật khác nhau, bao gồm lạc đà, gia súc, mèo và dơi. Các loại virus Corona ở động vật như MERS, SARS hiếm khi lây nhiễm sang người và ít lây lan giữa người với nhau.
          Thông thường, sự lây lan giữa người và người xảy ra khi có tiếp xúc gần (khoảng 2m). Sự lây lan từ người sang người được cho rằng phần lớn diễn ra qua các giọt bắn được tạo ra khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi, tương tự như cách bệnh cúm và các mầm bệnh đường hô hấp khác lây lan. Những giọt bắn này có thể rơi vào miệng hoặc mũi của những người ở gần hoặc có thể được hít vào phổi.
         
Những biện pháp phòng chống
- Trong các đợt rét, mọi người cần giữ ấm cổ, ngực, lưng, đặc biệt là 2 gan bàn chân. Chú ý giữ ấm về ban đêm, lúc đi ngủ. Đặc biệt phải giữ ấm cho các cụ già, trẻ em và trẻ sơ sinh.
- Đối với các bệnh gây thành dịch: Phải chú ý tiêm vắc-xin phòng dịch theo chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em. Khi có dịch phải thông báo ngay cho cơ quan y tế cấp trên. Khẩn trương cách ly người bệnh, bao vây dập tắt ổ dịch. Mọi người trong vùng có nguy cơ lây nhiễm theo đường hô hấp phải đeo khẩu trang, nhỏ thuốc sát trùng mũi, có dịch cúm thì tiêm vắc-xin phòng cúm, hạn chế các cuộc hội họp, tụ tập đông người. Nếu có bệnh dịch sốt xuất huyết và viêm não Nhật Bản phải chú ý diệt muỗi, nằm màn, diệt bọ gậy ở chum, vại, bồn, chậu chứa nước, khai thông cống rãnh, phun thuốc diệt muỗi.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, mỗi chúng ta cần có ý thức chủ động phòng, chống các loại dịch bệnh. Đối với bệnh lây qua đường máu như: sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, cần vệ sinh môi trường, dọn dẹp phế thải, loại trừ các ổ bọ gậy, phun thuốc diệt muỗi, thực hiện nằm màn. Đối với bệnh lây theo đường hô hấp như cúm, rubela... cần đeo khẩu trang phòng hộ khi tiếp xúc với người nghi ngờ mắc bệnh.
Chúng ta cần tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách tiêm vắc-xin phòng bệnh, đồng thời, thực hiện ăn uống hợp lý về dinh dưỡng như:
Ăn chín, uống sôi, chọn mua thực phẩm tươi sạch;
Không để thức ăn sống, chín lẫn nhau;
 Ăn ngay sau khi nấu xong (tốt nhất là 2 giờ đầu);
 Đun chín kỹ các loại thức ăn khi sử dụng lại;
 Không ăn thức ăn ôi thiu, quá hạn sử dụng;
Thức ăn nấu chín phải được bảo quản hợp vệ sinh;
 Không ăn tiết canh, gỏi, nem chạo, nem chua, uống nước lã;
 Rửa tay với nước sạch bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Hãy chắc chắn rằng thịt và trứng được nấu chín kỹ.
  • Tránh hoặc hạn chế đi chợ.
  • Khử trùng các đồ vật và bề mặt thường xuyên chạm vào.
Tham gia tập huấn để nâng cao năng lực cho cán bộ giáo viên, học sinh về các nội dung phòng chống dịch bệnh.
Huy động sự tham gia của toàn thể giáo viên, nhân viên trong nhà trường, phụ huynh, học sinh và cộng đồng phòng chống một số bệnh thường gặp lúc giao mùa.
Nhà trường có tủ thuốc và dụng cụ sơ, cấp cứu theo quy định; có nhân viên y tế trường học.
 
 
 
 

Tác giả bài viết: Lò Thị Tiên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
Lớp 6A1 1
8C2 2
Lớp 6A3 3
Xem chi tiết
THÀNH VIÊN
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập6
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm5
  • Hôm nay400
  • Tháng hiện tại4,026
  • Tổng lượt truy cập314,386
Lịch kiểm tra
KH
Sổ liên lạc
VĂN BẢN
  • Văn bản:SỐ: 94/QĐ-PTDTBTTHCSPUN

    view : 3 | down : 1
  • Văn bản:SỐ:26/KH-PDTDTBTTHCSPUN

    view : 6 | down : 1
  • Văn bản:CÔNG KHAI THỰC HIỆN DỰ TOÁN THU - CHI NGÂN SÁCH

    view : 7 | down : 6
  • Văn bản:SỐ: 74/QĐ-PTDTBTTHCSPUN

    view : 7 | down : 3
  • Văn bản:PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHO BAN KIỂM TRA NỘI BỘ NĂM HỌC 2024-2025

    view : 8 | down : 3
  • Văn bản:KẾ HOẠCH TÁC NGHIỆP KIỂM TRA NỘI BỘ

    view : 12 | down : 5
  • Văn bản:Số:35/KH-PTDTBTTHCSPUN

    view : 6 | down : 1
  • Văn bản:Số: 31/KH-PTDTBTTHCSPUN

    view : 13 | down : 6
  • Văn bản:Số: 591/TB-PGDĐT

    view : 15 | down : 13
  • Văn bản:Số: 589/TB-PGDĐT

    view : 12 | down : 4
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính