Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường PTDTBTTHCS Pu Nhi

CHUNG TAY ĐẨY LÙI HIV/AIDS

Thứ tư - 24/03/2021 20:17
CHUNG TAY ĐẨY LÙI HIV/AIDS
CHUNG TAY ĐẨY LÙI HIV/AIDS
          Thực hiện kế hoạch số 251/KH - PGDĐT ngày 17/3/2021 của Phòng GD & ĐT Huyện Điện Biên Đông về việc phòng chống HIV/ AIDS năm 2021. Được sự nhất trí của Chi bộ, BGH nhà trường ngày 23 tháng 3 năm 2021 liên đội trường PTDTBT THCS Pu Nhi  tiến hành tổ chức buổi tuyên truyền Phòng chống HIV/AIDS cho toàn bộ giáo viên và học sinh trong trường.
          Đại dịch HIV/AIDS không những gây ra hậu quả to lớn về mặt kinh tế, xã hội mà còn để lại bao nỗi bất hạnh cho bản thân người nhiễm HIV/AIDS, gia đình và người thân của họ. Phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn xã hội, từng gia đình và mỗi cá nhân. Hiện nay vẫn chưa có một loại thuốc nào có thể chữa khỏi bệnh HIV/AIDS. Biết cách tự phòng cho mình và cho cộng đồng cũng như tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu biết về HIV/AIDS được coi như là một vắc xin để phòng ngừa HIV/AIDS hiện nay.
I. HIV/AIDS LÀ GÌ ?
HIV là một chữ viết tắt của loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người.
AIDS là chữ viết tắt của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Trong giai đoạn này, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu nên người bệnh dễ mắc các bệnh như: nhiễm khuẩn, ung thư...
II. TRIỆU CHỨNG
Có 04 giai đoạn nhiễm HIV:
1. Giai đoạn sơ nhiễm (còn gọi là thời kỳ cửa sổ): thời gian kéo dài từ 2 đến 6 tháng, cơ thể hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính (vì thế trong giai đoạn này dễ lây bệnh cho người khác nếu quan hệ tình dục không an toàn).
2. Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng: Thời gian từ 5 đến 7 năm, cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường. Xét nghiệm cho kết quả dương tính.
3. Giai đoạn cận AIDS: Vẫn không có biểu hiện đặc trưng, xét nghiệm cho kết quả dương tính.
4. Giai đoạn AIDS: có các triệu chứng sau:
- Gầy sút (giảm trên 10% trọng lượng cơ thể ).
- Sốt, ỉa chảy, ho kéo dài trên 1 tháng.
- Xuất hiện nhiều bệnh như : ung thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân.
- Người bệnh nhanh chóng tử vong tùy theo điều kiện chăm sóc và điều trị.
III. CÁC CON ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN HIV:
Có 3 con đường lây truyền HIV:
1. Tình dục
Virus HIV có rất nhiều trong chất dịch sinh dục của người bị nhiễm. Do vậy, virus HIV có thể xâm nhập vào máu bạn tình qua cơ quan sinh dục. Việc sinh hoạt tình dục dù có giao hợp hay chỉ tiếp xúc cơ quan sinh dục đều có khả năng lây nhiễm.
2. Đường máu.
HIV có rất nhiều trong máu người nhiễm. Do vậy việc dùng chung bơm kim tiêm, dụng cụ y tế không qua tiệt trùng với người nhiễm HIV, truyền máu của người nhiễm HIV đều làm cho bạn bị lây nhiễm HIV.
3. Từ mẹ sang con.
Tỷ lệ trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV từ những người mẹ bị nhiễm HIV là 25-30%. HIV có thể lây từ mẹ sang bé qua nhau thai khi bé trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh hoặc qua sữa mẹ khi mẹ cho con bú. Trẻ sơ sinh nhiễm HIV thường không sống được quá 3 năm.
IV. CÁCH PHÒNG, TRÁNH
Dựa vào đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng sau:
1. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục:
- Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV.
- Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS
2. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:
- Không tiêm chích ma túy.
- Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.
- Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV
- Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...
3. Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con:
- Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%, nếu đã có thai thì không nên sinh con.
- Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con.
- Sau khi sinh nếu có điều kiện thì nên cho trẻ dùng sữa bò thay thế sữa mẹ.
          Có thể khẳng định, việc phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn xã hội, của từng gia đình và mỗi cá nhân. Đối với học sinh trường PTDTBT THCS Pu Nhi cần phải trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS; thường xuyên tham gia các buổi tuyên truyền về các tệ nạn xã hội; có lối sống lành mạnh, tự chủ trong các mối quan hệ với bạn bè; không sa vào những tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm nhằm góp phần đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS. Và bớt đi một ánh mắt kỳ thị là tăng thêm một tia hy vọng cho người nhiễm HIV/AIDS.
IMG 20210323 212915
IMG 20210323 212845
IMG 20210323 212858
IMG 20210323 212924
 
 
 
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
Lớp 6A1 1
8C2 2
Lớp 6A3 3
Xem chi tiết
THÀNH VIÊN
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay92
  • Tháng hiện tại1,905
  • Tổng lượt truy cập265,313
Lịch kiểm tra
KH
Sổ liên lạc
VĂN BẢN
  • Văn bản:29/QĐ-PTDTBTTHCSPUN

    view : 2 | down : 2
  • Văn bản:Số: 12a /QĐ-PTDTBT THCSPUN

    view : 4 | down : 0
  • Văn bản:Số: 13b/QĐ-PTDTBT THCSPUN

    view : 4 | down : 0
  • Văn bản:MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

    view : 8 | down : 1
  • Văn bản:BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

    view : 9 | down : 5
  • Văn bản:Số:02./ĐA-PTDTBTTHCSPUN

    view : 7 | down : 2
  • Văn bản:Số: 216/QĐ-PTDTBTTHCSPUN

    view : 8 | down : 3
  • Văn bản:Số:577/QĐ-UBND

    view : 7 | down : 3
  • Văn bản:CÔNG KHAI DỰ TOÁN THU - CHI NĂM 2023

    view : 9 | down : 3
  • Văn bản:3124-QĐ/UBND

    view : 11 | down : 5
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính