Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường PTDTBTTHCS Pu Nhi

TRƯỜNG PTDTBT THCS PU NHI THỰC HIỆN TUYÊN TRUYỀN VỀ BỆNH BẠCH HẦU

Chủ nhật - 07/05/2023 20:42
TRƯỜNG PTDTBT THCS PU NHI THỰC HIỆN TUYÊN TRUYỀN VỀ BỆNH BẠCH HẦU
 
Thực hiện kế hoạch tuyên truyền về một số loại bệnh thường xuất hiện vào mùa hè của ban quản trú. Tối ngày 5 tháng 5 năm 2023 trường PTDTBT THCS Pu Nhi thực hiện buổi tuyên truyền tối học sinh nội trú của trường về triệu chứng và cách phòng bệnh Bạch hầu.
1. Bệnh bạch hầu là gì?
Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có xuất hiện giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, da, các màng niêm mạc khác như kết mạc thậm chí là bộ phận sinh dục. Các ca bệnh lâm sàng có thể dễ dàng nhận thấy như:
Viêm họng, mũi, thanh quản với biểu hiện họng đỏ, nuốt đau, da xanh, mệt, nổi hạch ở dưới hàm làm sưng tấy vùng cổ người bệnh.
Người bệnh khi khám thấy giả mạc trắng ngà hoặc màu xám dính chặt vào xung quanh vùng viêm, nếu bị bong tróc ra sẽ bị chảy máu. Vùng niêm mạc xung quanh giả mạc bị xung huyêt.
Bạch hầu thanh quản là thể bệnh bạch hầu nặng nhất ở trẻ em với biểu hiện lâm sàng bị nhiễm ngoại độc tố bạch hầu tại chỗ là giả mạc. Bên cạnh đó còn có biểu hiện toàn thân là nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên, thần kinh cảm giác hoặc viêm cơ tim. Trường hợp bạch hầu thanh quản nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến tỷ lệ tử vong lên đến 5-10% ca mắc bệnh.
Ảnh 1
 HS nội trú tham gia nghe buổi tuyên truyền phòng chống bệnh bạch hầu
Ảnh 2
 Đ/C Quàng Thị Thương nhân viên y tế tuyên truyền bệnh bạch hầu
 
2. Bệnh bạch hầu lây như thế nào?
Bệnh bạch hầu có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua đường hô hấp. Đây là hình thức lây bệnh phổ biến của bệnh. Ngoài ra vi khuẩn bạch hầu cũng truyền từ người này sang người khác thông qua vật trung gian như đồ chơi, vật dụng có chứa dịch tiết của người bệnh. Vi khuẩn bạch hầu có thể xâm nhập qua da bị tổn thương, gây bạch hầu da. Trung bình sau khoảng 2 tuần nhiễm vi khuẩn, người bệnh có thể bắt đầu lây nhiễm cho người khác thông qua các hình thức nói trên
Ảnh 3
 
Đ/C Quàng Thị Thương nhân viên y tế nêu cách lây truyền bệnh bạch hầu
 
 3. Triệu chứng của bệnh bạch hầu
  Người bệnh bạch hầu sẽ có biểu hiện các triệu chứng điển hình như sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn. Quá trình mắc bệnh, sau 2-3 ngày xuất hiện giả mạc mặt sau hoặc hành hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám hoặc đen. Giả mạc của người bệnh dài, dễ chảy máu và dính. Có thể nói đây là dấu hiệu điển hình và quan trọng nhất để nhận biết bệnh bạch hầu. Bên cạnh đó người bệnh có dấu hiệu khó nuốt, khó thở. Thời gian 6-10 ngày là thời điểm quan trọng để điều trị hoặc có thể khỏi hoặc trở nên trầm trọng, thậm chí là gây ra tử vong. Khi bệnh trở nặng, người bệnh có các biểu hiện như sung to cổ, khó thở, rối loạn tim, khàn tiếng, liệt dần...
Các trường hợp người bệnh mắc bệnh bạch hầu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng sẽ dẫn đến các biến chứng viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh, dẫn truyền cơ tim, đột ngột trụy tim mạch và cuối cùng dẫn đến nguy cơ tử vong nhanh chóng. Người bệnh cũng có thể bị viêm cơ tim và van tim, sau thời gian sẽ chuyển thành bệnh tim mãn tính, suy tim.
Ngoài ra, người bệnh bạch hầu cũng có thể bị thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy, vỏ thượng thận do bệnh bạch hầu biến chứng.
 
Ảnh 4
Thầy Trần Văn Phúc nêu các triệu trứng bệnh bạch hầu
 
4. Phòng ngừa bệnh bạch hầu
Biện pháp dự phòng cần được thực hiện phòng bệnh bạch hầu cụ thể như:
Cần tuyên truyền giáo dục sức khỏe thường xuyên về bệnh, tìm hiểu cơ bản các thông tin liên quan đến bệnh bạch hầu như triệu chứng, cách phòng bệnh, tiêm vắc-xin phòng bạch hầu, điều trị hiệu quả...
Vệ sinh phòng bệnh: làm sạch môi trường như nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, đủ ánh sáng
Tại nơi có ổ dịch bạch hầu cần tăng cường theo dõi, phát hiện bệnh sớm
Tiêm vắc-xin dự phòng bệnh bạch hầu đúng lịch đúng độ tuổi đặc biệt là đối với trẻ em.
Cần cách ly người bệnh ít nhất 2 ngày sau khi điều trị kháng sinh thích hợp
Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với nguồn bệnh, người bệnh
Vệ sinh sạch sẽ đồ dùng cá nhân của người bệnh bằng dung dịch sát khuẩn, hạn chế nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn
Cách phòng bệnh bạch hầu hiệu quả nhất là tiêm phòng vắc-xin đầy đủ và đúng lịch. Hiện Vinmec đang cung cấp đa dạng các dịch vụ tiêm vắc-xin bạch hầu dành cho trẻ nhỏ và người lớn với 5 loại phối hợp, gồm: 
- Vắc-xin 6 trong 1 Infanrix Hexa của GSK (Bỉ)
-  Vắc-xin 6 trong 1 Hexaxim của Sanofi (Pháp)
- Vắc-xin 5 trong 1 Pentaxim của Sanofi (Pháp) 
- Adacel 0,5 ml của hãng Sanofi - Pháp 
- Tetraxim 0.5 ml của hãng Sanofi - Pháp
Để đảm bảo hiệu quả tiêm chủng và an toàn, trước khi tiêm, khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế Thế giới.
Ảnh 5
 
HS nêu cách phòng ngừa bệnh bạch hầu 

Tác giả bài viết: Lường Thị Tiên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
Lớp 6A1 1
8C2 2
Lớp 6A3 3
Xem chi tiết
THÀNH VIÊN
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay54
  • Tháng hiện tại5,313
  • Tổng lượt truy cập263,332
Lịch kiểm tra
KH
Sổ liên lạc
VĂN BẢN
  • Văn bản:29/QĐ-PTDTBTTHCSPUN

    view : 1 | down : 1
  • Văn bản:Số: 12a /QĐ-PTDTBT THCSPUN

    view : 2 | down : 0
  • Văn bản:Số: 13b/QĐ-PTDTBT THCSPUN

    view : 2 | down : 0
  • Văn bản:MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

    view : 6 | down : 1
  • Văn bản:BẢN MÔ TẢ VỊ TRÍ VIỆC LÀM

    view : 7 | down : 3
  • Văn bản:Số:02./ĐA-PTDTBTTHCSPUN

    view : 5 | down : 2
  • Văn bản:Số: 216/QĐ-PTDTBTTHCSPUN

    view : 6 | down : 2
  • Văn bản:Số:577/QĐ-UBND

    view : 4 | down : 3
  • Văn bản:CÔNG KHAI DỰ TOÁN THU - CHI NĂM 2023

    view : 6 | down : 3
  • Văn bản:3124-QĐ/UBND

    view : 9 | down : 5
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính